Thành phần chính và ngoại quan của mỗi loại lưới
Thành phần của lưới Polyester
- Sợi Polyester: Là một loại sợi tổng hợp được sản xuất từ hợp chất Polyethylene terephthalate. Thành phần này chiếm 95% của lưới Polyester. Sợi Polyester có tính năng kháng nước và kháng hóa chất. Ngoài ra còn có thêm các thành phần khác để tạo ra các tính năng chuyên dụng cho lĩnh vực chống thấm ngành xây dựng.
- Lớp phủ: Một số lưới Polyester cao cấp có thể được phủ các lớp phủ khác nhau, như polyvinyl chloride (PVC) hoặc Polyurethane (Pu). Nhằm cải thiện tính năng chống thấm, độ bền, hoặc nâng cao khả năng kháng tia Uv từ ánh nắng mặt trời và kháng Axit từ nước mưa.
Ngoại quan của lưới Polyester
- Lưới polyester có thể có nhiều màu sắc khác nhau tùy thuộc vào ứng dụng và yêu cầu cụ thể. Tuy nhiên trong lĩnh vực chống thấm ngành xây dựng thì lưới này thường có màu trắng các bạn nhé.
- Lưới Polyester chống thấm thường được đóng gói theo cuộn dài 50 mét. Và theo chiều rộng từ 10cm, 15cm, 20cm. 3 khổ này là thông dụng nhất tại thị trường Việt Nam.
Thành phần của lưới sợi thủy tinh
- Sợi thủy tinh: Sợi thủy tinh là thành phần chủ đạo của sản phẩm này. Sợi thủy tinh được sản xuất từ thuỷ tinh nung chảy và được kéo thành sợi. Chúng có tính năng cơ lý và kháng nhiệt cực tốt, làm cho sản phẩm có độ bền và khả năng chịu nhiệt cao.
- Chất liên kết: Chất liên kết có thể là chất liên kết hữu cơ hoặc vô cơ. Có thể kể đến như nhựa Epoxy, Polyvinyl acetate (PVA), hoặc Polyurethane (Pu). Chức năng chính của các chất này là liên kết các sợi thủy tinh lại với nhau và tạo ra cấu trúc lưới.
- Phụ gia : Để nâng cao chất lượng của lưới thủy tinh. Các nhà sản xuất thường bổ xung thêm một số phụ gia trong quá trình sản xuất. Nhằm nâng cao khả năng chống mài mòn, khả năng kháng tia Uv. và giúp cho sợi lưới mềm dẽo, linh hoạt
Ngoại quan của lưới thủy tinh
- Lưới thủy tinh thường có màu trong suốt hoặc màu trắng. Đôi khi chúng ta cũng bắt gặp loại lưới này có màu vàng đục. Điều này tùy thuộc vào ứng dụng riêng biệt của mỗi loại mà nhà sản xuất đã tính toán và thêm vào các phụ gia.
- Lưới thủy tinh chống thấm thường được đóng gói theo cuộn dài 50 mét, 100 mét và 200 mét. Và chiều rộng chủ yếu là 1 mét.

Ứng dụng chính của mỗi loại lưới
Ứng dụng của lưới Polyester trong công tác chống thấm ngành xây dựng
- Gia cố góc chân tường tiếp giáp giữa gạch và bê tông.
- Gia cố bề mặt cổ ống thoát nước xuyên sàn.
- Gia cố bề mặt vết nứt sàn và bề mặt vết nứt tường.
- Gia cố mạch ngừng bê tông ..Vv.
Các ứng dụng trên là ứng dụng chủ đạo của lưới Polyester trong công tác chống thấm bằng vật liệu chống thấm gốc xi măng và chống thấm gốc Acrylic.
Ứng dụng của lưới sợi thủy tinh trong công tác chống thấm ngành xây dựng
Lưới thủy tinh có rất nhiều ứng dụng trong ngành công nghiệp sản xuất vật liệu. Tuy nhiên trong bài viết này. Cát Tường chỉ nêu ra những ứng dụng của lưới thủy tinh trong công tác chống chống thấm ngành xây dựng các bạn nhé.
- Lưới thủy tinh dùng để gia cường cho toàn bộ bề mặt lớp chống thấm. (Trải toàn bộ mặt sàn) nhằm tăng khả năng chịu kéo của màng chống thấm và giảm khả năng co ngót của vật liệu
- Lưới thủy tinh cũng được xem như là lớp độn nhằm giúp tăng độ dày của lớp chống thấm.
Điều kiện bắt buộc để có thể áp dụng lưới sợi thủy tinh vào công tác chống thấm
Với những ưu điểm về khả năng chịu kéo của lưới thủy tinh chống thấm. Thì có vẽ như nó là một sản phẩm rất ưu việt đối với ngành chống thấm. Tuy nhiên theo quan điểm riêng của Cát Tường. thì do một vài lý do mình nêu sau đây thì các bạn nên cân nhắc và hạn chế sử dụng lưới thủy tinh đối với ngành chống thấm tại Việt Nam các bạn nhé. (Ở bên Mỹ, bên Tây thì mình chưa kiểm chứng).
Điều kiện để thi công được lưới thủy tinh
- Bề mặt sàn bê tông được áp dụng phải tuyệt đối bằng phẳng. (Lấy 1 ví dụ điển hình là các sàn nhà xưởng đánh bóng). Khi bề mặt sàn cần chống thấm đạt được chuẩn như mặt sàn nhà xưởng này thì các bạn hãy áp dụng lưới này. Tuy nhiên đối với ngành xây dựng tại Việt Nam thì mình chưa thấy được tiêu chuẩn này. Bề mặt bê tông kết cấu thường sẽ lồi lõm hoặc ghồ ghề. Điều này sẽ là rất tối kỵ nếu các bạn đặt lưới thủy tinh vào. Nó gây ra hiện tượng rộp và hở lớp chống thấm. Vì lưới không ôm sát được vào bề mặt bê tông. Những khe hở và rộp này về lâu dài sẽ là vị trí để nước len lỏi vào.
- Định mức thi công: Để thi công được lưới thủy tinh đúng tiêu chuẩn. Thì định mức của vật liệu chống thấm tối thiểu là 4kg/m2. Chi phí này là quá cao so với xây dựng tại Việt Nam.

Quy trình thi công chống thấm chi tiết nhất cho từng hạng mục quý khách hàng xem thêm Link đính kèm ngay bên dưới.
- Chống thấm sân thượng & chống thấm sàn mái
- Chống thấm nhà vệ sinh & chống thấm ban công
- Chống thấm hồ bơi & chống thấm bể chứa nước
- Chống thấm tường ngoài tầng hầm
Mọi nhu cầu tư vấn về sản phẩm chống thấm và quy trình thi công. Quý khách đăng ký Form bên dưới. Cát Tường sẽ phản hồi quý khách trong vòng 24h.