Vật liệu chống thấm trên thị trường Việt Nam hiện nay vô cùng đa dạng. Ứng dụng của mỗi loại cũng có rất nhiều điểm khác biệt. Để chọn đúng sản phẩm chống thấm phù hợp với từng hạng mục và nhu cầu của mỗi khách hàng là một vấn đề hết sức khó khăn. Điều này đòi hỏi sự thấu hiểu về gốc vật liệu. Những kinh nghiệm đúc kết được trong quá trình thi công chống thấm. Bài viết này, hãy cùng Cát Tường so sánh 2 dòng vật liệu rất phổ biến hiện nay các bạn nhé. Chống thấm gốc xi măng và chống thấm gốc Bitum (Bitum – màng khò)
Thành phần chính của mỗi loại
- Chống thấm gốc xi măng: Thành phần chính gồm xi măng và nhựa Polymer. Ngoài ra còn có thêm thành phần khác như cát mịn và các phụ gia chống thấm đặc biệt. Được đóng gói thành 2 thành phần riêng biệt. Chúng được trộn đều bằng máy đánh bột để tạo thành một hỗn hợp keo chống thấm. Khi khô, hỗn hợp này sẽ tạo thành một lớp màng ngăn nước thấm xuyên qua.
- Bitum (asphalt): Bitum là một thành phần của dầu mỏ. Nó là một loại dầu khoáng đã qua xử lý. Nhằm loại bỏ hết các tạp chất ảnh hưởng đến môi trường. Công tác này được kiểm soát chặt chẻ từ nhà sản xuất và được kiểm định nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn của các quốc gia tiêu thụ.
- Hợp chất gia cường (reinforcement compounds): Đa số tấm chống thấm gốc bitum chứa các hợp chất gia cường như sợi thủy tinh hoặc sợi polyester để tăng khả năng chịu kéo của sản phẩm. (Trừ các loại màng bitum mặt nhôm dùng để cách nhiệt chống nóng cho mái nhà xưởng).
- Nhựa SBS: Nhựa SBS cao cấp được thêm vào sản phẩm để cải thiện độ dẽo của màng bitum và làm cho tấm màng mềm, linh hoạt và dễ dàng thi công, uốn nắn theo các dạng hình học của công trình.
- Chất chống oxi hóa (oxidizers): Được thêm vào trong quá trình sản xuất ép tấm. Giúp giảm thiểu quá trình lão hóa do tác động của tia Uv từ ánh nắng mặt trời và Axit có trong nước mưa.

Ưu nhược điểm của mỗi loại vật liệu chống thấm
Ưu điểm của vật liệu chống thấm gốc xi măng
- Chống thấm rất tốt trên bề mặt bê tông cũ, bê tông mới, tấm cemboard, gạch..vv.
- Độ bám dính hoàn hảo. Vì bản thân mang gốc xi măng. Nên các công tác theo sau như tô vữa, cán vữa, ốp lát gạch trực tiếp lên lớp chống thấm cực kỳ dễ dàng.
- Che phủ vết nứt đến 1mm nếu không gia cố lưới. Che phủ vết nứt 2~3mm nếu gia cường thêm lưới Polyester.
- Cho phép bề mặt thoát hơi nước. Điều này giúp cho lớp vật liệu không bị phá hủy chân liên kết và gây bong tróc sau này. (Các loại chống thấm gốc Polyurethane, gốc dầu, hay các loại sơn dầu thường hay gặp phải tình trạng này).
- Có thể bã bột matit, sơn lót, sơn phủ trực tiếp lên lớp chống thấm gốc xi măng.
- Chống thấm gốc xi măng rất thân thiện với môi trường, chi phí thấp, dễ dàng thi công bằng cọ quét hoặc rulo lăn sơn.
- Không cháy, không độc hại, không gây ô nhiễm nguồn nước (kể cả nước uống) khi tiếp xúc trực tiếp với vật liệu chống thấm gốc xi măng.
Nhược điểm của vật liệu chống thấm gốc xi măng
- Độ đàn hồi chưa thật sự tốt: Hầu hết vật liệu chống thấm gốc xi măng nói chung. Thì độ đàn hồi sau khi khô chưa được tối ưu. Vì thành phần chủ yếu của sản phẩm vẫn là xi măng mịn đặc biệt.
Điều này cho phép ta hiểu rằng. Đối với tất cả các loại vật liệu chống thấm thì độ đàn hồi sẽ tỉ lệ nghịch với độ bám dính. Độ bám dính cao thì độ đàn hồi sẽ giảm và ngược lại. Các bạn có thể kiểm chứng các dòng vật liệu chống thấm gốc Polyurethane hoặc gốc Acrylic. các loại vật liệu này đàn hồi rất tốt, nhưng độ bám dính lại rất kém. Vì vậy khi thi công các dòng vật liệu này. Cần phải có thêm lớp lót Primer để tăng cường độ bám dính cho màng chống thấm. - Màu sắc không phong phú: Chống thấm gốc xi măng chỉ có 1 màu chủ đạo là màu xám đen. Hầu hết các vật liệu chống thấm gốc xi măng 2 thành phần đều có màu như vậy. Các bạn cân nhắc khi áp dụng sản phẩm này đối với các hạng mục chống thấm tường ngoài nhà các bạn nhé. Màu của nó sau khi khô không được đẹp cho lắm.
- Không cho phép pha màu vào sản phẩm như các vật liệu chống thấm gốc PU hoặc gốc Acrylic.
Ưu điểm của vật liệu chống thấm gốc Bitum
- Màng chống thấm gốc bitum được sản xuất trên dây chuyền hiện đại từ các quốc gia tiên tiến ở Tây Á và Châu Âu nên đạt độ bền rất cao. Khả năng chống thấm nước tuyệt hảo. Ngăn chặn sự xâm thực của nước và các hóa chất khác xâm thực vào kết cấu công trình xây dựng. Điều này giúp bảo vệ công trình khỏi sự lão hóa kết cấu và gia tăng tuổi thọ công trình một cách đáng kể.
- Màng chống thấm bitum có khả năng bám dính cực tốt khi kết hợp với lớp lót Primer. (Tham khảo Primer Miwa Bitumen) trên mọi bề mặt bê tông, kim loại, gỗ và các vật liệu xây dựng khác. Do đó đảm bảo tấm chống thấm sẽ không bị bong tróc và tách ra sau khi thi công.
- Hàm lượng nhựa SBS cao có trong màng chống thấm bitum rất tính mềm dẽo và linh hoạt. Nên dễ dàng thi công và uốn nắn theo các dạng hình học của từng hạng mục công trình.
Màng khò chống thấm gốc bitum đa dạng về chủng loại, độ dày. Tương ứng với từng giá cả hợp lý. Nên đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của người tiêu dùng.
Nhược điểm của vật liệu chống thấm gốc Bitum
- Thi công chống thấm bằng màng khò đòi hỏi kỹ thuật cao từ đội ngũ công nhân lành nghề lâu năm. Có thể nói là khan hiếm nguồn thợ thi công tại thị trường chống thấm Việt Nam.
- Mối nối nhiều, nên đòi hỏi sự tỉ mỉ. Kỹ thuật xử lý mí màng phải được kiểm soát hết sức chặt chẻ.
- Độ bám dính với các lớp hoàn thiện theo sau (lớp vữa cán) chưa được tối ưu. Nên đòi hỏi nhà thầu thi công phải có biện pháp tăng cường Max cho lớp vữa cán. Khuyến khích đổ bê tông thay lớp vữa.
ứng dụng của mỗi loại vật liệu chống thấm
Ứng dụng của chống thấm gốc xi măng trong ngành xây dựng
– Chống thấm cho sân thượng, sàn mái và mương thu nước.
– Chống thấm nhà vệ sinh, ban công, bồn hoa.
– Chống thấm hồ bơi và các bể chứa nước.
– Chống thấm tầng hầm và hố thang máy …vv
Lưu ý: Công tác chống thấm SuperFlex phải được tiến hành trước công tác cán vữa và ốp lát gạch.
Ứng dụng của chống thấm gốc bitum trong ngành xây dựng
Chống thấm sân thượng, sàn mái.
Chống thấm đáy và vách ngoài tầng hầm.
Chống thấm bồn hoa và các sàn phong cảnh.
Lưu ý: Tuyệt đối không thi công màng chống thấm bitum đối với những hạng mục có áp lực nước cao như hồ bơi và các bể chứa nước…Vv…

Nên lựa chọn loại vật liệu chống thấm nào ?
Để lựa chọn vật liệu chống thấm phù hợp cho công trình của bạn là một quyết định hết sức quan trọng. Nó đòi hỏi sự hiểu biết về ứng dụng chính, ưu nhược điểm của mỗi loại vật liệu. Tiêu chuẩn cụ thể của từng công trình, cũng như chi phí hợp lý cho mỗi đẳng cấp công trình. (Khách sạn 5* thì tiền nào của nấy các bạn nhé). Cát Tường chúc bạn thật nhiều sức khỏe và hãy luôn là người tiêu dùng thông minh nhất !
Quy trình thi công chống thấm chi tiết nhất cho từng hạng mục quý khách hàng xem thêm Link đính kèm ngay bên dưới.
- Chống thấm sân thượng & chống thấm sàn mái
- Chống thấm nhà vệ sinh & chống thấm ban công
- Chống thấm hồ bơi & chống thấm bể chứa nước
- Chống thấm tường ngoài tầng hầm
Mọi nhu cầu tư vấn về sản phẩm chống thấm và quy trình thi công. Quý khách đăng ký Form bên dưới. Cát Tường sẽ phản hồi quý khách trong vòng 24h.